
28, Thg 6 2023
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA
Giáo dục trẻ con ngày càng nhận được sự chú ý từ các bậc cha mẹ. Ba mẹ bận rộn đưa con tới các lớp học, tham gia các khóa giao tiếp, mua tài liệu nghiên cứu rồi dạy con ở nhà...
Tôi nghĩ rằng, lý do các bậc cha mẹ mỗi ngày đều muốn các con mình có thể tiếp nhận kiến thức trên để con có một tương lai tốt đẹp và nuôi dưỡng con thành một đứa trẻ năng động, thông minh.
Dĩ nhiên việc mỗi ngày các con học những bài học vời thời gian cố định, đi đến lớp học và tiếp thu những bài giảng dạy là rất quan trọng. Tuy nhiên, một số ba mẹ lại vô tình lãng quên rằng toàn bộ những hành động của trẻ như việc học tập, suy nghĩ, phán đoán, tưởng tượng, trạng thái cảm xúc, giao tiếp vì được thực hiện là nhờ hoạt động của bộ não, mà bộ não cũng giống với cơ thể, được tạo ra từ những bữa ăn mà trẻ em đã ăn.
Những thức ăn của trẻ em tạo ra năng lực tư duy, năng lực phán đoán và năng lực giao tiếp.
Thông thường, tôi thường nghe những điều như: “Những đứa trẻ có cái đầu thông minh là những người có sẵn tố chất đó rồi"". Đương nhiên, cũng có những tố chất đã có sẵn từ khi sinh ra, nhưng không phải là tất cả. Bằng cách cho cung cấp cho não bộ những dinh dưỡng tốt nhất, tốc độ tư duy, năng lực ghi nhớ và tập trung sẽ thay đổi.
Bởi vì trẻ em không thể tự mình chọn những món ăn, chúng chỉ có thể nhận những bữa ăn mà cha mẹ đưa ra, nên những bữa ăn mà trẻ ăn suốt thời ấu thơ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não và cả đến tương lai của con.
Ngày hôm nay, Shichida Life sẽ hướng dẫn ba mẹ một số điểm cần lưu ý để có một chế độ ăn uống đúng cách cho trẻ theo phương pháp Shichida.
1. Để nuôi dưỡng trẻ em có năng lực tập trung cao, hãy chú ý đến việc hấp thụ đường glucose
Nhìn chung, khả năng tập trung của học sinh tiểu học là khoảng 15 phút, với trẻ nhỏ hơn là tuổi của bé + 1 phút. Ví dụ khả năng tập trung của bé 3 tuổi là 4 phút, bé 4 tuổi là 5 phút, bé 5 tuổi là 6 phút.
Nhiều đứa trẻ xảy ra những vấn đề trong hành vi như: không thể ngồi lâu trên ghế trong khoảng thời gian nhất định, trêu chọc những đứa trẻ khác, hay tức giận, dễ bỏ cuộc...là do chúng thích ăn những đồ ăn, đồ uống nhiều đường như: kẹo socola, bánh ngọt hay nước giải khát.
Vì đường glucose cung cấp năng lượng cho não bộ nên không thể thiếu để não bộ hoạt động tốt. Nếu không cung cấp đủ glucose, sẽ xảy ra tình trạng thiếu năng lượng, không có sức khỏe, đầu óc không minh mẫn, và sẽ trở nên thiếu bình tĩnh.
Tuy nhiên, nếu cung cấp quá nhiều đường glucose, sẽ dễ dẫn đến tình trạng cơ thể dễ mệt mỏi, nóng ruột, chóng mặt, thiếu ngủ, trở nên hung hăng, và năng lực tập trung sẽ bị giảm xuống.
Đường glucose dù ăn quá nhiều hay quá ít cũng không được nhưng điều lưu ý khi sử dụng glucose là hãy hấp thụ một cách chậm rãi (từ từ nâng mức đường trong máu). Cần hạn chế sử dụng đường trắng vì đường trắng dễ hấp thu nên sẽ làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Ngoài ra, nếu glucose được tiêu thụ nhanh, đồng nghĩa với việc ngay sau đó, lượng đường trong máu giảm mạnh, do đó sẽ xảy xa tình trạng rối loạn não, tâm trạng lên xuống không ổn định, dễ kích thích, không có sự tập trung...
Để nâng cao năng lực tập trung và khả năng phán đoán chính xác thì glucose phải cung cấp một cách ổn định cho não.
Ba mẹ hãy cùng kiểm tra xem lượng đường trong máu con bạn có ổn định không bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây:
· Trẻ thích gạo trắng hơn gạo lứt?
· Trẻ thích bánh mì trắng sử dụng đường tinh luyện hơn là bánh mì dùng toàn bột mì?
· Trẻ chỉ thích ăn những món nhiều đường như: kẹo, socola, bánh quy?
· Trẻ thường xuyên nước ngọt?
· Trẻ bỏ bữa sáng?
· Vào buổi sáng, đầu óc trẻ thường không minh mẫn, cảm thấy không khỏe?
· Có những lúc trẻ không thể tập trung và hay bị phân tâm?
· Trẻ thường xuyên không chịu ăn, dễ khó chịu hoặc bực bội?
Nếu có năm điều trên trở lên, bạn cần phải cải thiện cách cung cấp glucose cho trẻ. Hãy dừng lại ngay việc ở nhà đang dự trữ rất nhiều đồ ngọt như nước trái cây ở trong tủ lạnh hay các loại bánh kẹo.
Khi con khát, hãy chọn nước lọc hoặc trà có nhiều nước và khoáng chất. Các món ăn vặt như khoai tây sấy khô và bánh gạo lứt, nước trái cây và bánh kẹo giàu đường thì hãy ăn chúng như đồ ăn thỏa mãn vị giác có chừng mực chứ không phải sử dụng mỗi ngày.
2. Lời khuyên từ khi mang thai! Hãy tiêu thụ thật nhiều Omega-3 và Omega-6 để làm con bạn khỏe mạnh và thông minh hơn!
Khoảng 60% bộ não con người hình thành từ chất béo. Não bộ của trẻ em vì mỗi ngày sẽ trở nên lớn hơn, lượng chất béo cần thiết cũng cần nhiều hơn, đặc biệt là axit béo thiết yếu như Omega-3 và Omega-6. Hai loại axit béo này, cơ thể không thể tự tạo được mà phải lấy từ khẩu phần ăn uống.
Ngoài việc nuôi dưỡng não bộ của trẻ một cách khỏe mạnh, nó còn có chức năng bảo vệ trẻ khỏi bị dị ứng, hen suyễn, chàm, nhiễm trùng... Trong lúc đang mang thai nếu người mẹ được cung cấp nhiều Omega 3 thì trẻ em sinh ra sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với những trẻ mà người mẹ không có đủ Omega-3.
Sự khác biệt này đã được xác nhận là không chỉ ở tuổi thơ mà còn kéo dài đến khi trưởng thành. Ngay cả khi bạn mới bắt đầu tiêu thụ Omega-3, thì nó cũng sẽ bổ ích cho não, vì vậy chưa bao giờ là quá muộn cả.
Omega-6 kích thích tình trạng viêm của cơ thể, trong khi Omega-3 có chức năng ức chế viêm.
Cả hai đều là các axit béo thiết yếu, nhưng sự cân bằng là rất quan trọng. Trong thói quen ăn uống hiện đại, nơi thức ăn phương Tây phổ biến, phần nhiều sẽ dùng Omega-6, nên chứng viêm không thể bị kiềm chế, gây ra dị ứng và hen suyễn.
Chúng ta hãy chủ động sử dụng Omega-3 của: cá màu xanh (bất kì con cá nào có lưng màu xanh, ví dụ như cá mòi Nhật Bản), rau lá xanh như rau bina, rau diếp, bắp cải và dầu hạt lanh.
3. Phospholipid (lecithin) tăng cường chức năng của não!
Để tạo ra một bộ não thông minh hơn, ngoài Omega-3 ra còn có một lipid thiết yếu khác là "phospholipid". Phospholipid được chứa trong tất cả các tế bào của chúng ta và là chất béo quan trọng để tạo ra các cơ quan khỏe mạnh cũng như hình thành não. Phospholipid được bổ sung từ thức ăn và khi đáp ứng cho bộ não đủ phospholipid thì Acetylcholine là một chất truyền dẫn thông tin sẽ được tạo ra để làm tăng cường các chức năng của não bộ.
Phospholipid được chứa trong lòng đỏ trứng và các món đậu nành với số lượng lớn. Tuy nhiên, với một trái đậu nành thì lượng phospholipid lấy được rất ít. Do đó, hãy dùng thêm các chất bổ sung như "lecithin", đặc biệt là "lecithin không hương vị" một cách hiệu quả.
#shichidalife #article52 #shichidadiet