
26, Thg 7 2023
Giáo Dục Sớm Trẻ Sơ Sinh và Mầm Non có tự bao giờ?
Từ đầu những năm 2010, giáo dục sớm bắt đầu nở rộ tại Việt Nam. Thực ra trước đó cũng đã được đề cập lác đác nhưng chủ yếu chỉ bàn về mặt triết lý chứ áp dụng thực nghiệm thì chưa rõ ràng. Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu có sự du nhập nhiều hơn các phương pháp giáo dục sớm khác nhau và bắt đầu nở rộ việc thực hành các phương pháp này.
Có một câu hỏi thường gặp nhan nhãn và trở thành chủ đề bàn tán của xã hội là phương pháp nào tốt hơn, hiệu quả hơn, ưu việt hơn. Các câu trả lời hoặc chính kiến thường không rõ ràng, không có dẫn chứng khoa học hay chỉ đưa ra được các cảm nhận hay kinh nghiệm quan điểm cá nhân, không có tính lặp lại.
Chúng tôi có đem các vấn đề mà mình nghĩ là hệ trọng cho tương lai nước nhà ra thảo luận với bộ giáo duc. Trong các buổi tọa đàm nhiều người vẫn say mê về Piaget và tranh cãi rồi vẫn giữ thói quen so sánh không phản biện hoặc cực đoan.
Để hiểu được bản chất của giáo dục sớm trẻ sơ sinh và mầm non, thì trước tiên phải hiểu mỹ học, lịch sử phát triển của giáo dục, đặc biệt giáo dục từ độ tuổi dưới 13, đồng thời phải hiểu văn hóa của các vùng giáo dục khác nhau trên thế giới. Các lý luận triết học của giáo dục, cùng sự phát triển các trào lưu là vô cùng hệ trọng để tìm hiểu sự kế thừa, từ đó biết được tại sao các phương pháp đó được sinh ra và áp dụng như thế nào, cùng với hạn chế của các trường phái giáo dục đó.
Từ năm 2012, Viện Giáo Dục Shichida và Brainworks đã bắt đầu nghiên cứu sâu về những trường phái, tư tưởng và phương pháp giáo dục khác nhau trên thế giới. Thời điểm đấy, Viện gần như liên lạc và nói chuyện với đa số các tổ chức đại diện các trường phái và phương pháp này. Rất nhiều tổ chức họ đề nghị được Viện giúp đỡ để họ có thể tiếp cận được với nhiều trẻ em Việt Nam hơn. Một thực tế là Viện không đủ nguồn lực, nên phải từ chối hoặc giới thiệu cho người tâm huyết khác để giúp họ có thể mở rộng hơn tại Việt Nam.
Trong quá trình này, có một vài tài liệu và chi tiết đáng quan trọng từ hơn 10 nghiên cứu Viện mong muốn được chia sẽ đến cộng đồng một cách minh bạch và không giữ những kiến thức này riêng cho mình. Trong hơn vài trăm cuốn sách đã đọc và vài ngàn bài báo khoa học được tham khảo, cuốn sách “The History of Education” viết bởi Ellwood P. Cubberley, một giáo sư Harvard, và thư viện Harvard rất rộng lượng mở ra cho công chúng đọc từ năm 2003. Cuốn sách tóm tắt một cách mạch lạc và lưu loát sự phát triển giáo dục và giáo dục sớm nói riêng trước thế chiến thứ 1.
Sau một thời gian dài Viện dày công nghiên cứu, việc cố gắng tóm lược lại để cộng đồng tại Việt Nam có thể hiểu được một cách ngắn gọn bổng trở nên vô cùng khó khăn, và gần như không thể làm được với khối lượng kiến thức đồ sộ. Khi đại dịch Covid ập xuống, việc đầu tiên Viện nghĩ đến là đây chính là thời điểm bắt đầu của những thay đổi triết lý giáo dục nền tảng cho tương lai trong thế kỷ 21 và xa hơn nữa. Trong thời gian cách ly vì dịch bệnh, Viện có nhiều thời gian hơn và bắt đầu việc tóm lược bằng hình ảnh lịch sử phát triển giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh và mầm non. Đổng thời có cơ hội đưa ra những nhận định quan trọng tóm lược lịch sử phát triển giáo dục sớm trong 4 thế kỷ vào trong một bức hình minh họa, cũng như các định hướng biện chứng tiếp theo…
Ngày nay, thế giới đang đối mặt với khối lượng kiến thức tăng khoảng 1,400 lần so với cách đây khoảng vài thập kỷ, và tốc độ kiến thức thì ngày càng tăng nhanh thêm chứ không giảm đi. Vì thế cách dạy và học cũ không còn phù hợp, cho dù rất nhiều người còn muốn níu kéo. Dựa trên thang Kardashev về mức tiêu thụ năng lượng, thì con người đang ở ngưỡng 0.7276, bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc di cư giữa những hành tinh. Trẻ em lớn lên trong các cuộc di cư này cần phải học không chỉ để đáp ứng các điều kiện mới (ví dụ trên sao Hỏa), chứ không phải kỹ năng để sinh tồn trên trái đất. Và trẻ sẽ phải học từ những điều quan trọng hơn những lập trình sẵn từ DNA hay từ kinh nghiệm lạc hậu của phụ huynh.
Một yếu tố then chốt trong quyết định theo đuổi phương pháp Shichida là vì đây là phương pháp duy nhất có các yếu tố cơ bản và nghiên cứu dựa trên tâm lý, phân tâm học, khoa học thần kinh từ khi các môn khoa học này vẫn còn mới mẻ từ 60 năm trước. Rất nhiều những ứng dụng và thực hành của phương pháp Shichida trong gần 10 năm gần đây, các thực nghiệm đo đạc trong các nghiên cứu neuroscience chỉ ra là đúng, thì không quá khó để lý giải tại sao giáo dục sớm theo phương pháp Shichida đạt kết quả tối ưu cho trẻ.
Ngày nay, có càng nhiều nghiên cứu cố gắng tích hợp não bộ với trí tuệ nhân tạo, hoặc cấy các thiết bị lai vào trong não để khám phá nhiều hơn khả năng của hướng tương tác này. Các dự án nghiên cứu này càng dễ nhận được sự đồng ý từ FDA Mỹ vì họ nhận ra đây là hướng của con người sống hiệu suất cao trong tương lai và ngày càng sẽ có nhiều ứng dụng hữu ích trong y khoa và giáo dục. Hướng tiếp cận của Shichida là không can thiệp mà chỉ dùng kích thích dựa trên tính plasticity của não trong giai đoạn tăng trưởng gần như “vô biên” trong những năm đầu đời, tích hợp các kết quả nghiên cứu để ngày càng nâng cao năng lực dạy và kích hoạt trẻ bằng chuỗi các hoạt động tối ưu.
Viện có may mắn trong năm 2022 có cơ hội thăm thư viện sách của Viện Simon ở đại học MIT nghiên cứu thần kinh học. Một số lượng lớn sách trong thư viện đó có đề cập đến giáo dục sớm và các chỉ dẫn khoa học từ khoa học thần kinh, tâm lý học mà Viện có may mắn được tham khảo để tiếp tục hành trình nghiên cứu tiếp theo của mình.
Các nguồn tham khảo khoa học chi tiết được đăng chi tiết trong Viện Giáo Dục Shichida Online dành cho Shichida Parent Alumni.
Shichida Jeannie Ho-Chan Shichida Parents Alumni Viện Giáo Dục Shichida Quận 7 Shichida Vinhomes Central Park Wakana Wakana