20, Thg 8 2023
Tráo Thẻ có Làm Con Thông Minh Hơn?
Phụ huynh có con nhỏ thường bắt đầu tìm hiểu học thêm để tập tành làm cha mẹ. Một trong những chủ đề họ tìm thấy nhiều nhất trên internet khi học làm cha mẹ là tráo thẻ, flashcard.
Những cha mẹ trẻ này bắt đầu mua máy in, máy laminating rồi tìm vô số các chủ đề để cặm cụi làm thẻ sau giờ làm việc với hy vọng một ngày nào đó con họ sẽ thông minh và biết nhiều hơn người khác.
Đa số những người này sẽ từ bỏ việc làm thẻ dạy con sau vài tháng, vì thấy con bắt đầu chán, chạy loanh quanh hoặc khóc thét khi ba mẹ bắt con ngồi nhìn mình tráo thẻ.
Một số ít khác khá hơn một chút, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn với chút phản biện khoa học, tìm đọc các bài báo về flash card, họ sẽ tìm được rất nhiều các bài nghiên cứu phản bác việc dạy con bằng tráo thẻ quá sớm. Họ cũng sẽ bắt đầu nghi ngờ khả năng làm con thành thần đồng bằng phương pháp tráo thẻ.
Ngày nay, đa số các phương pháp giáo dục sớm đều dùng phương pháp tráo thẻ để input kiến thức sớm cho con, mà bạn có thể hỏi bất cứ các giáo viên của các phương pháp đó và họ sẽ không đưa ra bất cứ một dẫn chứng khoa học nào đủ thuyết phục để chứng minh những gì họ đang dạy sẽ làm con bạn giỏi hơn. Ngoại trừ phương pháp Shichida, và bài viết này sẽ cố gắng giải thích ngắn gọn dễ hiểu các nghiên cứu khoa học về flashcard trong hơn một thập kỷ qua.
Một trong những lý do việc dạy tráo thẻ của người lớn không hiệu quả vì sự thiếu hiểu biết về neuroscience của việc học của con. Các chủ đề thẻ thường không đủ tính kích thích, kỹ thuật không phù hợp độ tuổi, tỷ lệ cũ/mới không đúng công thức… Và khi con nhàm chán thì không biết kỹ thuật tâm lý để xử lý hiệu quả… Thay vào đó họ thường nhồi nhét và ép buộc, để rồi dần dần phá hỏng một trong những kênh input kiến thức hiệu quả cho con, trước khi con biết nói, biết đọc.
Với việc áp dụng một số mô hình toán học cơ bản, datascience cộng với việc phân tích cơ sở dữ liệu lớn từ học sinh Shichida, dựa trên các phân tích từ quan điểm neuroscience, có nhiều kết luận khá quan trọng nhưng hết sức cơ bản mà hầu hết nhiều người có thể bỏ qua hoặc không biết khi dạy tráo thẻ cho con.
Dựa trên các lý thuyết về trí thông minh hiện hành [1], các đơn vị kiến thức cơ bản [2] [3], để có thể đạt kết quả về trí thông minh mà có thể đo đạt được dựa trên Wechsler scale [4], thì có thể có khoảng 1,200,000 chủ đề có thể dạy được cho trẻ dưới 7 tuổi. Nó tương đương 15-18 triệu đơn vị kiến thức cơ bản.
Điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ có thể phải tráo ít nhất 5,800 thẻ/ngày, một điều không tưởng. Đây là lý do tại sao có phụ huynh tham lam, cố gắng nhồi nhét trong việc tráo thẻ cho con, với hy vọng con học được càng nhiều càng tốt. Với cách tiếp cận truyền thống, ngay cả người học giỏi và uyên thâm, người lớn chỉ có khả năng sáng tạo khoảng dưới 5,000 chủ đề flash card. Họ cũng sẽ không đủ tiền để làm ra nhiều hơn số card cho những chủ đề này.
Trong suốt 7 năm đầu đời, con chỉ có thể học hiệu quả khoảng tối đa 125,000 đơn vị kiến thức, tức là khoảng 1% số đơn vị kiến thức cơ bản có thể biết được. Vậy thì câu hỏi tiếp theo là việc lấy mẫu 1% sẽ theo phương pháp gì để việc học tráo thẻ có thể làm con thông minh hơn, hoặc chí ít giúp ích cho con trong việc học trong tương lai?
Có cơ sơ khoa học để chứng minh việc trẻ có thể học và input bằng flash card ngay khi mới sinh ra đời, bắt nguồn từ cách đây khoảng 100 năm. Kỹ thuật này được Glenn Doman sử dụng để dạy can thiệp trẻ đặc biệt rất hiệu quả. Nhưng khi mở rộng phương pháp này cho trẻ bình thường và bị lạm dụng, cách dạy này dần bị chỉ trích nặng nề. Tiến xa hơn, Dr. Bob Titzer kết hợp các nguyên tắc ngữ âm có nguồn gốc Latin và dùng flashcard để chứng minh thực nghiệm trẻ có thể học đọc từ rất sớm.
Những khả năng này có được vì trước 3-5 tuổi, khả năng input bằng hình ảnh từ mắt (photographic memory) của trẻ vượt trội và lấn át các input từ các nguồn giác quan khác. Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tạo ra các liên kết neuron thần kinh (synaptogenesis) trong não trẻ ở tốc độ cao nhất trong tất cả các pha của cuộc đời. Mỗi giây synaptogenesis của trẻ có thể tạo ra đến 2,000,000 liên kết mới [5].
Việc tạo ra nhiều liên kết mới không làm cho con thông minh hơn. Việc tạo ra liên kết mới thiếu kiểm soát có thể sẽ trở nên nguy hiểm, giống như chứng động kinh. Thế nên, phương pháp Shichida không khuyến khích việc ép buộc tráo thẻ cho con mà chỉ hạn chế từ 500 đến 2,000 thẻ/tuần khi đạt được kỹ thuật tráo đến một trình độ nhất định.
Việc học flashcard để cấu thành các đơn vị kiến thức không làm cho con thông minh hơn, nó giống việc đổ các hạt cát thành đống mà không thể tạo nên ngôi nhà, chưa nói đến cung điện nguy nga tráng lệ. Trong phương pháp Shichida có thuật ngữ auto-processing của não, đây là quan sát từ một khả năng phổ biến của não, đặc biệt là não trẻ càng nhỏ với tính plasticity lớn vô han. Khi một số vùng neuron liên kết cùng nhau khi bị kích thích bởi các yếu tố, ví dụ khi tráo thẻ cho con, vùng neuron kích thích bởi hình ảnh chiếc TV sẽ cũng kích thích đến vùng neuron lưu trữ hình ảnh chiếc TV trong nhà con thấy ông bà hay bật xem chương trình thời sự hàng đêm. 2 hay nhiều vùng neuron liên kết thành mạng điện circuit) “fire together - wire together”, có nghĩa là cùng kích thích sẽ kết nối hay liên kết lẫn nhau. Đây là mấu chốt con học được ý nghĩa hay nguyên lý của những gì con học được và tự xử lý thông tin input.
Việc kích thích và tạo ra neuron synapse từ việc tráo thẻ cũng tạo ra vô số các liên kết nhiễu (rác). Và giai đoạn quan trọng nhất trong việc học flash card không phải là kích thích tạo thêm liên kết mới từ kiến thức mới, mà là dọn dẹp sạch các liên kết rác. Việc này tương tự khi tráo thẻ về TV, con có thể chỉ máy tính, ipad, billboard và nói đó là TV. Điều này xảy ra vì trong não có khá nhiều đường đi của một tập hợp axon để có thể đi từ A đến B. Nếu không biết cách dọn sạch các axon neuron synapse nhiễu, và việc nhồi nhét cho con nhiều thẻ hơn thì các liên kết rác sẽ đạt ngưỡng báo động nhanh hơn. Một cách tự nhiên, con sẽ phản ứng phản vệ bằng cách khóc hay bỏ đi không chú ý nữa để cha mẹ không thể can thiệp ức chế cơ chế não chỉ muốn dung nạp điều mới và hứng thú .
Khi con bắt đầu hiểu các đơn vị kiến thức cơ bản được input thì quá trình hình thành myelin để bảo vệ các mạch điện liên kết neuron để làm sao năng lượng kích thích hoạt động của mạch này là nhỏ nhất và tốc độ truyền tín hiệu trong mạch là cao nhất. Sau khi đã loại được các liên kết rác (thực ra không thể loại bỏ hoàn toàn, chỉ do điện trở các mạch này quá lớn), tốc độ kết nối của mạch có myelin có thể nhanh hơn từ 15 đến đến 300 lần [6], tức là con biết chính xác chiếc TV nhanh hơn bạn khác và đồng thời con có thể tránh được trạng thái nhầm lẫn về khái niệm chiếc TV như kể trên.
Trong phương pháp Shichida, có một tỷ lệ “thông minh” trong việc lặp lại tráo thẻ cùng một nguyên lý và tần suất tráo với chu kỳ nhất định tùy theo độ tuổi. Tỷ lệ, tần suất và chu kỳ này không phải là hàm với một biến là độ tuổi mà còn phụ thuộc theo độ quan trọng: sự chênh lệch phát triển, hệ thống kiến trúc kiến thức trước đó và sẽ học tiếp theo là gì, đồng thời trải nghiệm thực tế để con áp dụng các đơn vị kiến thức cơ bản đó.
Với việc nghiên cứu và có kỹ năng ứng dụng như vậy, trẻ có thể học và hiểu được các đơn vị kiến thức cơ bản mới như vật lý lượng tử hay các khái niệm toán học, vật lý, hóa học cao cấp. Trẻ học Shichida thường sẽ không có vấn đề gì về tiếp thu kiến thức trong giai đoạn tiểu học và trung học sau này. Vì một khi nền móng và kỹ thuật tốt, vững chắc thì việc xây dựng các cao ốc chọc trời từ các hạt cát sẽ không phải là vấn đề.
---
1 - Behav Sci (Basel). 2018 May; 8(5): 45. PMID: 29724021
2 - Int J Data Sci Anal. 2022; 14(2): 99–111. PMID: 35730041
3 - PLoS One. 2022; 17(10): e0275814. PMID: 36264864
4 - J Clin Exp Neuropsychol. 1987 Oct;9(5):545-62.
5 - Frances E. Jensen, MD, The Teenage Brain, A Neuroscientist’s Survival Guide to Raising Adolescents and Yound Adults, 2016
6 - Increased Conduction Velocity as a Result of Myelination
Jeannie Ho-Chan Huu Ho Sách Shichida Shichida Parents Alumni Shichida Bình Thạnh Shichida Q7 Shichida Q10 Thực Hành Phương Pháp Shichida Wakana Wakana Nga Luong Reiko